Cứ đến mùa khô máy lạnh lại bán được hàng. Người nhiều tiền mua máy lạnh đắt tiền. Còn người ít tiền mua máy lạnh công suất thấp hoặc là máy đã qua sử dụng.? Khi mua máy nên chọn công suất dư ra một ít, số tiền đầu tư ban đầu có thể nhiều hơn chọn máy đúng công suất nhưng được lợi là máy mạnh, thời gian đạt độ lạnh nhanh hơn và khi máy đạt đủ độ lạnh thì sẽ tự ngưng hoạt động. Với loại máy dư công suất so với nhu cầu thì máy sẽ có nhiều thời gian “nghỉ”, giúp cho độ bền của máy được kéo dài.
Trung bình, cứ 1m2 phòng cần năng suất lạnh khoảng 500BTU/h. Ví dụ phòng 20m2 thì năng suất lạnh yêu cầu khoảng 12.000BTU. Cụ thể, đối với các hộ gia đình nhỏ, có thể dùng loại hai cục (spilit type) hoặc một cục tuỳ theo cấu trúc nhà. Phòng có diện tích từ 9 đến 15m2 có thể gắn máy công suất 9.000 BTU/h (một ngựa), từ 15 đến 20m2 gắn máy 12.000 BTU/h (1,5 ngựa), từ 20 đến 30m2 gắn máy 18.000 BTU/h (hai ngựa)…
Theo cách tính phổ thông nhất của dân chuyên bán điều hoà thì chỉ cần dựa vào diện tích là có thể lắp khá chuẩn! cụ thể như sau:
– Cứ 1.000 BTU chuẩn thì tải được 2m2 là tối đa! Còn để tối ưu theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất thì 1.000 BTU cho 1m2. Nghĩa là, nếu phòng của bạn là 9m- 18m, bạn có thể dùng điều hoà 9.000 BTU (nhớ phải đủ công suất nhé, hiện giờ có nhiều máy ghi là 9.000 BTU nhưng chỉ được 7.000 BTU thôi).
– Nếu phòng từ 12m2 đến 24m2 có thể dùng 12.000 BTU hoặc 24.000 BTU. – Trong trường hợp phòng lớn quá 36m2, nên dùng điều hoà cây là hay nhất!
– Với công thức như trên, bạn có thể tự tính ra công suất điều hoà cần thiết cho căn phòng của mình tuỳ theo chiều cao và hướng nhà.
Nếu chiều cao hoặc hướng nhà tạo ra sự bất lợi cho quá trình làm lạnh thì nên chọn công thức tối ưu! (1.000BTU cho 1m2)